google-site-verification=m9tBZU5hTDyhOUqKC8RY9bIZ11It9sTgBnybdimzx5E

Lịch sử và ý nghĩa của lá cờ Tổ quốc Việt Nam

Lượt xem: 2861

Lá cờ Việt Nam mang một ý nghĩa rất đặc biệt. Lá cờ tổ quốc Việt Nam là tượng trưng cho cả một thời kỳ và thế hệ của cả dân tộc Việt Nam. Qua bài viết này hãy cùng tác giả tìm hiểu qua về nguồn gốc ra đời và ý nghĩa của lá cờ chúng ta.

Tóm tắt nội dung

    1. NGUỒN GỐC

    Cuối năm 1940 phong trào kháng chiến chống Thực dân Pháp và Phát xít Nhật diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh Nam kỳ. Từ 21 đến 23 tháng 9 năm 1940, Xứ ủy Nam kỳ họp mở rộng bàn kế hoạch khởi nghĩa. Để tiến tới khởi nghĩa, một vấn đề được đặt ra là cần có một lá cờ để khẳng định tổ chức, thống nhất hiệu lệnh chỉ huy và động viên quần chúng.

    Một giả thuyết cho rằng Nguyễn Hữu Tiến, một nhà cách mạng được giao nhiệm vụ thể hiện, cũng có thuyết cho rằng vợ chồng nhà cách mạng Lê Hồng Phong và Bí thư thành ủy Sài Gòn - Chợ Lớn Nguyễn Thị Minh Khai sáng tạo để kêu gọi nhân dân khởi nghĩa. Sau nhiều lần phác thảo ông đã cho ra lá cờ nền đỏ chính giữa có ngôi sao vàng. Chiều rộng lá cờ bằng 2/3 chiều dài. Ngôi sao ở mẫu nguyên thủy hơi khác ngôi sao trên quốc kỳ Việt Nam hiện nay. 5 đỉnh của ngôi sao nằm trên đường tròn có tâm tại chính tâm lá cờ và bán kính 1/5 chiều dài lá cờ (3/10 chiều rộng). 5 đỉnh còn lại của hình đa giác thể hiện ngôi sao nằm trên đường tròn đồng tâm và bán kính bằng 1/10 chiều dài lá cờ.

    Nguyễn Hữu Tiến đã sáng tác một bài thơ về lá cờ:

    Hỡi những ai máu đỏ da vàng

    Hãy chiến đấu với cờ thiêng tổ quốc

    Nền cờ thắm máu đào vì đất nước

    Sao vàng tươi da của giống nòi

    Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi

    Hỡi Sĩ-công-nông-thương-binh

    Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.

    Mẫu cờ được ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa gồm Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ... chuẩn y ngay sau đó.

    Ngày 23 tháng 11 năm 1940, cuộc khởi nghĩa nổ ra, nhưng nhanh chóng bị thất bại. Nguyễn Hữu Tiến bị bắt và bị quân Pháp giết ngày 28 tháng 8 năm 1941 cùng các đồng chí của ông như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai. Trước lúc hy sinh, ông đã đề lại bài thơ, trong đó có câu:

    Anh em đi trọn con đường nhé

    Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai.

    Giả thuyết thứ hai mới đặt lại vấn đề tác giả quốc kỳ trong thời gian gần đây: ông Lê Quang Sô. Trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18-4-2001 có ghi: "Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc".

    Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quyết định quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng. Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 2 tháng 3 năm 1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Việt Nam.

    2. Ý NGHĨA QUỐC KỲ, LÁ CỜ TỔ QUỐC VIỆT NAM

    Nền cờ đỏ tượng trưng cho nhiệt huyết cách mạng, tượng trưng cho máu và nước mắt đã rơi xuống vì nền độc lập của nước nhà. Màu vàng của ngôi sao ở chính giữa là biểu tượng của linh hồn dân tộc. Năm cánh sao vàng đại diện cho các tầng lớp nhân dân cùng nhau đoàn kết chiến đấu, xây dựng đất nước.

    Đến nay, qua một số lần sửa đổi, quốc kỳ Việt Nam là hình ngôi sao năm cánh vàng nét thẳng trên nền cờ đỏ luôn là biểu tượng luôn mang theo hoặc ghi nhớ của mọi người dân Việt Nam khi có các sự kiện mang tầm quốc gia quốc tế.

    quốc kỳ, cờ tổ quốc Việt Nam

    Tin liên quan

    Sản phẩm liên quan